SỔ TAY BIM 5D GXD
Duy trì bởi Công ty CP Giá Xây Dựng đơn vị cung cấp giải pháp chuyển đổi số hàng đầu tại Việt Nam
Địa chỉ: Số 124 Nguyễn Ngọc Nại, Thanh Xuân, Hà Nội

Quyết định số 1056/QĐ-BXD ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Bộ Xây dựng công bố Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm

File pdf Quyết định số 1056/QĐ-BXD 👈
Gửi các bạn thành viên bim.gxd.vn link Tải file pdf Quyết định số 1056/QĐ-BXD

BỘ XÂY DỰNG
_________

Số: 1056/QĐ-BXD

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
_________________________________

Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2017

QUYẾT ĐỊNH
Công bố Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm
_______________________

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

Căn cứ Nghị định số 81/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình;

Theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kinh tế xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm để các cơ quan, tổ chức có liên quan sử dụng trong quá trình thực hiện tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các nội dung theo chuyên đề về BIM.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Các Tập đoàn Kinh tế; Tổng Công ty Nhà nước;
- Các Cục, Vụ, trường ĐH, Học viện thuộc Bộ Xây dựng;
- Website của Bộ Xây dựng;
- Lưu: VT, VKT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Đã ký

Lê Quang Hùng

BỘ XÂY DỰNG
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ÁP DỤNG
MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM)
TRONG GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM
Công bố kèm theo Quyết định số 1056/QĐ-BXD ngày 11 tháng 10 năm 2017
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Hà Nội - 2017

# CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH (BIM) TRONG GIAI ĐOẠN THÍ ĐIỂM

(Công bố kèm theo Quyết định số 1056/QĐ-BXD ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------------

# CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

Đào tạo, bồi dưỡng áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) trong giai đoạn thí điểm

(Công bố kèm theo Quyết định số 1056/QĐ-BXD ngày 11 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

# I. ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG

  • Các đối tượng có liên quan đến việc triển khai áp dụng Mô hình thông tin công trình trong dự án đầu tư xây dựng theo Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2500/QĐ-TTg ngày 22/12/2016;
  • Các đối tượng khác có nhu cầu tìm hiểu, nâng cao năng lực trong việc áp dụng BIM

# II. MỤC TIÊU BỒI DƯỠNG

# 1. Mục tiêu chung

Trang bị các kiến thức chung, bổ sung, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng có liên quan để thực hiện áp dụng BIM trong các dự án đầu tư xây dựng.

# 2. Mục tiêu cụ thể

Trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng sau:

a) Giúp người học hiểu về BIM, lợi ích, xu hướng phát triển và quy trình làm việc theo BIM;

b) Hiểu rõ vai trò, vị trí của các chủ thể khi thực hiện triển khai BIM trong dự án đầu tư xây dựng công trình; các bước để tổ chức triển khai BIM trong một doanh nghiệp xây dựng;

c) Phát triển kỹ năng tư duy trong việc ứng dụng BIM đối với các chủ thể tham gia dự án đầu tư xây dựng công trình (chủ đầu tư/ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công xây dựng).

# III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

# 1. Khối lượng kiến thức và thời gian bồi dưỡng

a) Đối với nhân sự thuộc Chủ đầu tư/Ban quản lý dự án:

  • Chương trình học gồm 4 chuyên đề và thời gian tìm hiểu thực tế

  • Thời gian bồi dưỡng: 3,5 ngày x 8 tiết/ngày = 28 tiết

b) Đối với nhân sự thuộc đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng:

  • Chương trình học gồm 9 chuyên đề và thời gian tìm hiểu thực tế.

  • Thời gian bồi dưỡng 6 ngày x 8 tiết/ngày = 48 tiết

# 2. Cấu trúc chương trình

STT NỘI DUNG SỐ TIẾT
Đối với nhân sự thuộc Ban QLDA/chủ đầu tư Đối với nhân sự thuộc đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng
I Phần I: Kiến thức chung về Mô hình thông tin công trình (BIM) 20 20
1 Tổng quan về BIM 4 4
2 Môi trường, nền tảng và các công cụ về BIM 4 4
3 Tiêu chuẩn, hướng dẫn về BIM và triển khai BIM cho dự án 8 8
4 Xây dựng kế hoạch triển khai BIM cho đơn vị 4 4
II Phần II: Kiến thức, kỹ năng áp dụng Mô hình thông tin công trình (BIM) 20
5 Ứng dụng BIM cho đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng 4
6 Phân tích thiết kế trên BIM 4
7 Mô hình liên kết và phối hợp trên nền tảng BIM 4
8 Mô phỏng tiến độ trên nền tảng BIM 4
9 Lập dự toán trên nền tảng BIM 4
III Kiểm tra và tổng kết 8 8
1 Tìm hiểu thực tế 4 4
2 Trao đổi, giải đáp và kiểm tra 4 4
Tổng cộng: I+II+III 28 48

# IV. NỘI DUNG CÁC CHUYÊN ĐỀ

# Phần I KIẾN THỨC CHUNG VỀ MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

# Chuyên đề 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

# 1. Các khái niệm về BIM

# 2. Sơ lược lịch sử và xu hướng phát triển của BIM

2.1. Quá trình hình thành BIM trong ngành xây dựng

2.2. Các cấp độ BIM

# 3. Thuật ngữ liên quan đến BIM

# 4. Lợi ích của BIM

4.1. Lợi ích đối với Chủ đầu tư

4.2. Lợi ích đối với Tư vấn thiết kế

4.3. Lợi ích đối với đơn vị quản lý dự án

4.4. Lợi ích đối với nhà thầu thi công

4.5. Lợi ích đối với cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng

4.6. Các lợi ích khác của BIM

# 5. Thách thức của BIM

5.1. Thách thức trong việc phối hợp

5.2. Thách thức trong việc sản xuất và sở hữu tài liệu

5.3. Thách thức trong đổi mới cách thức làm việc

5.4. Thách thức trong việc thực hiện BIM

# 6. Lộ trình để thực hiện BIM

6.1. Lộ trình chung của một số nước trong khu vực và trên thế giới

6.2. Giới thiệu lộ trình BIM của Việt Nam

# Chuyên đề 2 MÔI TRƯỜNG, NỀN TẢNG VÀ CÁC CÔNG CỤ VỀ BIM

# 1. Môi trường và nền tảng BIM

1.1. Môi trường BIM

1.2. Các nền tảng BIM chủ yếu

# 2. Giới thiệu các công cụ về BIM

2.1. Công cụ tạo lập mô hình

2.2. Công cụ phân tích, tính toán

2.3. Công cụ phối hợp

2.4. Công cụ kiểm tra

2.5. Công cụ đo bóc tiên lượng

2.6. Công cụ chia sẻ dữ liệu

2.7. Công cụ quản lý thi công

# 3. Lựa chọn công nghệ

3.1. Công cụ phần mềm BIM

3.2. Công cụ phần cứng

# 4. Các định dạng file BIM

4.1. Các định dạng mở

4.2. Các định dạng thông dụng khác

# Chuyên đề 3 TIÊU CHUẨN, HƯỚNG DẪN VỀ BIM VÀ TRIỂN KHAI BIM CHO DỰ ÁN

# 1. Tiêu chuẩn, hướng dẫn về BIM trên thế giới

# 2. Hướng dẫn về BIM của Việt Nam

2.1. Hướng dẫn chung

2.2. Một số nội dung hợp đồng mẫu cho các dự án áp dụng BIM

2.2. Hướng dẫn lập dự toán cho chi phí tư vấn BIM

2.3. Hướng dẫn quản lý thông tin trong BIM

2.4. Chỉ dẫn về mức độ phát triển thông tin

2.5. Hướng dẫn lập hồ sơ yêu cầu thông tin

2.6. Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thực hiện BIM

# 3. Triển khai BIM cho dự án

3.1. Xây dựng và đào tạo nhóm dự án phục vụ triển khai BIM

3.2. Các hình thức phối hợp nhóm, quản lý tiến độ công việc

3.3. Xây dựng các quy trình và mẫu biểu phục vụ triển khai BIM trong dự án

# Chuyên đề 4 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI BIM CHO ĐƠN VỊ

# 1. Các bước để triển khai BIM cho đơn vị

1.1. Đánh giá nội bộ trong đơn vị về BIM

1.2. Xây dựng kế hoạch triển khai BIM cho đơn vị

1.3. Triển khai BIM cho đơn vị

# 2. Nội dung của kế hoạch triển khai BIM cho đơn vị

2.1. Xác định mục tiêu chiến lược về BIM của đơn vị

2.2. Kế hoạch mô hình hóa

2.3. Kế hoạch nhân sự

2.4. Kế hoạch triển khai thực hiện hệ thống

2.5. Kế hoạch hợp tác của đơn vị

2.6. Kế hoạch công nghệ của đơn vị

# 3. Thiết lập tiêu chuẩn về BIM đối với doanh nghiệp

3.1. Tạo ra các mẫu tài liệu chuẩn

3.2. Phương pháp và quy trình

# Phần II KIẾN THỨC, KỸ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH

# Chuyên đề 5 ỨNG DỤNG MÔ HÌNH THÔNG TIN CÔNG TRÌNH CHO ĐƠN VỊ TƯ VẤN, NHÀ THẦU XÂY DỰNG

# 1. BIM dành cho tư vấn thiết kế

1.1. Mô hình hóa trong quá trình thiết kế

1.2. Phân tích thiết kế trên BIM

1.3. Phối hợp trong quá trình thiết kế

1.4. Điều phối để tìm ra xung đột trong thiết kế

1.5. Các tài liệu BIM cho tư vấn thiết kế

# 2. BIM dành cho các nhà thầu thi công

2.1. Lựa chọn biện pháp thi công dựa trên mô hình BIM

2.2. Tổ chức thi công trên công trường

2.3. Chi tiết hóa các đối tượng khi thi công thông qua mô hình BIM

2.4. Phối hợp trong quá trình thi công

2.5. Ứng dụng BIM trong công tác tiền chế

2.6. Ứng dụng BIM trong giám sát, theo dõi thi công

# Chuyên đề 6 PHÂN TÍCH THIẾT KẾ TRÊN BIM

# 1. Phân tích thiết kế trên BIM (công trình xanh)

1.1. Khái niệm về thiết kế bền vững và công trình xanh

1.2. Tầm quan trọng của thiết kế bền vững và công trình xanh

1.3. Hệ thống đánh giá hiệu suất

1.4. Ứng dụng BIM trong phân tích thiết kế công trình xanh

# 2. Phân tích thiết kế trên BIM (kết cấu)

2.1. Thực trạng phân tích kết cấu hiện nay và những lợi ích mà BIM mang lại

2.2. Phạm vi của phân tích kết cấu trên BIM

2.3. Giới thiệu về quy trình phân tích kết cấu trên BIM

2.4. Chi tiết hóa kết cấu trên BIM

# Chuyên đề 7 MÔ HÌNH LIÊN KẾT VÀ PHỐI HỢP TRÊN NỀN TẢNG BIM

# 1. Mô hình liên kết

1.1. Cách tạo ra mô hình liên kết

1.2. Đặc trưng của mô hình liên kết

# 2. Phối hợp trong BIM

2.1. Quy trình phối hợp truyền thống so với quy trình phối hợp trong BIM

2.2. Định dạng phối hợp trong BIM

2.3. Các bước của quy trình phối hợp trong BIM

2.4. Xây dựng đội ngũ phối hợp

2.5. Làm việc trong quy trình phối hợp BIM

# Chuyên đề 8 MÔ PHỎNG TIẾN ĐỘ TRÊN NỀN TẢNG BIM

# 1. Lập kế hoạch tiến độ theo BIM

1.1. Lợi ích của việc lập tiến độ theo BIM

1.2. Mức độ chi tiết cần thiết của mô hình trong việc lập tiến độ

1.3. Công dụng khác nhau của tiến độ theo BIM

1.4. Cách sử dụng kế hoạch tiến độ để giải quyết các sự cố và xung đột trên công trường

# 2. Mô hình 4D

2.1. Khái niệm mô hình 4D

2.2. Các thành phần của mô hình 4D

2.3. Xây dựng và sử dụng mô hình 4D

# Chuyên đề 9 LẬP DỰ TOÁN TRÊN NỀN TẢNG BIM

# 1. Lập dự toán trên nền tảng BIM

1.1. Lợi thế của việc lập dự toán trên nền tảng BIM

1.2. Hướng dẫn bóc tách khối lượng và dự toán trên nền tảng BIM

1.3. Xác định khối lượng và dự toán

# 2. Mô hình 5D tích hợp chi phí

2.1. Khái niệm về mô hình 5D

2.2. Xác định kế hoạch vốn thông qua mô hình BIM 5D

2.3. Quy trình xây dựng mô hình BIM 5D

2.4. Mức độ áp dụng hiện tại và tương lai của mô hình 5D

# Phần III TÌM HIỂU THỰC TẾ

# 1. Mục đích

Tìm hiểu, quan sát và trao đổi kinh nghiệm trong việc áp dụng BIM vào dự án đầu tư xây dựng, tổ chức triển khai BIM trong một đơn vị cụ thể. Qua thực tiễn, giúp học viên gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thực hành.

# 2. Yêu cầu

  • Giảng viên xây dựng các phương pháp thực tiễn như phương pháp quan sát, bảng hỏi, tình huống để học viên ghi nhận trong quá trình đi thực tế;
  • Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng bố trí tổ chức và sắp xếp kế hoạch đi thực tế cho học viên đảm bảo chất lượng. Đơn vị quản lý đào tạo phối hợp với các đơn vị nơi mà học viên đến thực tế chuẩn bị báo cáo kinh nghiệm và tạo điều kiện để học viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn.

# V. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC BIÊN SOẠN TÀI LIỆU, GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CÁC CHUYÊN ĐỀ

# 1. Biên soạn tài liệu

  • Biên soạn tài liệu phải có tính khoa học và phù hợp với đối tượng đào tạo.
  • Các chuyên đề phải được biên soạn theo kết cấu mở để tạo điều kiện cho cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và các giảng viên thường xuyên cập nhật những văn bản mới, kiến thức mới và các kinh nghiệm thực tiễn vào nội dung bài giảng.

# 2. Giảng dạy và học tập

# 2.1. Yêu cầu đối với giảng viên

  • Giảng viên tham gia giảng dạy bao gồm: Là các nhà lãnh đạo, quản lý, giảng viên, nghiên cứu viên, các chuyên gia có chuyên môn liên quan đến nội dung chuyên đề sẽ đảm nhận. Sơ lược lý lịch giảng viên dự kiến đào tạo phải được giới thiệu kèm theo thông báo tổ chức lớp học;

  • Giảng viên tham gia giảng dạy phải đầu tư nghiên cứu tài liệu, cập nhật văn bản mới, kiến thức mới và các tình huống thực tiễn điển hình liên quan đến nội dung bài giảng;

  • Giảng viên phải chuẩn bị báo cáo chuyên đề theo các vấn đề đã được định hướng trong Chương trình bồi dưỡng và tổ chức cho học viên trao đổi, thảo luận, giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Nội dung báo cáo ngoài phần lý thuyết cần chú trọng các ví dụ thực tiễn để việc tiếp thu của học viên được hiệu quả.

# 2.2. Yêu cầu về phương pháp dạy và học

  • Trong quá trình giảng dạy giảng viên cần gắn lý thuyết với thực tiễn, gắn kết giữa các kiến thức khoa học, các kinh nghiệm thực tiễn và các kỹ năng thực hành;
  • Tăng cường áp dụng phương pháp dạy và học tích cực, các phương pháp kích thích tư duy và phương pháp tình huống, lồng ghép các phương pháp dạy và học khác nhau giúp hoạt động dạy và học sinh động, dễ hiểu và dễ áp dụng cho các tình huống tương tự trong thực tiễn.

# 2.3. Yêu cầu đối với học viên

  • Tham gia đầy đủ thời gian của khóa học, nếu nghỉ phải có lý do (thời gian nghỉ học không quá ¼ thời lượng của chương trình);
  • Tích cực tham gia ý kiến, thảo luận, thực hành trên lớp và các buổi đi thực tiễn, đảm bảo đầy đủ các bài kiểm tra hết phần; Nắm bắt đầy đủ các nội dung của chương trình bồi dưỡng, nâng cao tinh thần lắng nghe, tự học, tự nghiên cứu.

# 2.4. Yêu cầu đối với việc tổ chức báo cáo chuyên đề

  • Các chuyên đề phải phù hợp với nội dung bồi dưỡng;
  • Báo cáo viên phải là người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu sâu về lĩnh vực ứng dụng, triển khai BIM và có khả năng về thuyết trình và kỹ năng sư phạm;
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc đào tạo phải đáp ứng đủ cho số lượng học viên dự kiến, phù hợp với yêu cầu giảng dạy, học tập theo nội dung chuyên đề.

# VI. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP

Đánh giá kết quả học tập thông qua bài kiểm tra liên quan đến nội dung của các chuyên đề, phù hợp với đối tượng đào tạo, chấm theo thang điểm 10; điểm dưới 5 thì phải kiểm tra lại./.

Last Updated: 4/25/2023, 6:35:37 AM